MẸ BẦU NÀO CÓ THỂ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ?

MẸ BẦU NÀO CÓ THỂ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ?

>>CHUYÊN GIA LƯU Ý VỀ KHÁM THAI ĐỊNH KỲ TRONG DỊCH COVID-1

 

“Lối sống của mẹ bầu trước lúc mang thai ít vận động, ăn nhiều chất bột đường dẫn đến thừa cân, béo phì sẽ là nền tảng khiến ĐTĐTK dễ khởi phát hơn.

 

Nguồn: Fanpage Sức khỏe sinh sản

Nguyên nhân dẫn đến ĐTĐTK là gì?
Đối với cơ thể bình thường, insulin là một loại hóc-môn do tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết. Khi mang thai, các hóc-môn của nhau thai sẽ làm rối loạn nhu cầu insulin. Vì vậy, tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần mới đủ điều chỉnh được đường trong máu. Ở một số mẹ bầu, tuyến tụy không thể đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết nên lượng đường trong máu sẽ tăng cao gây ra bệnh ĐTĐTK. Đặc biệt nếu lối sống của mẹ bầu trước lúc mang thai ít vận động, ăn nhiều chất bột đường dẫn đến thừa cân, béo phì sẽ là nền tảng khiến ĐTĐTK dễ khởi phát hơn.Mẹ bầu nào dễ có nguy cơ bị ĐTĐTK?
– Mẹ bầu thừa cân, béo phì
– Thai kỳ trước từng mắc ĐTĐTK
– Sinh con lần trước to (>4kg)
– Bố hoặc mẹ của mẹ bầu bị đái tháo đường
– Hội chứng buồng trứng đa nang
– Lối sống không khoa học, ít vận động, ăn nhiều chất bột đườngDấu hiệu mắc ĐTĐTK?
Phần lớn ĐTĐTK không có triệu chứng, chỉ có thể phát hiện bằng biện pháp dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test- OGTT). Nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện bằng cách cho sản phụ (đã nhịn đói) uống nước đường (chứa 75 gram glucose) và được xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau khi uống 1 và 2 giờ. Tất cả mẹ bầu có nguy cơ cần được tầm soát ĐTĐ TK vào tuần 24 – 28.

Biến chứng của ĐTĐTK đối với cả mẹ và bé là gì?
Biến chứng cho mẹ:
– Tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật
– Đái tháo đường típ 2 sau sinh

Biến chứng cho thai:
– Thai chậm tăng trưởng hoặc chết lưu trong tử cung
– Thai to so với tuổi thai nên sinh khó, nguy cơ phải mổ lấy thai
– Đa ối (rất nhiều nước ối trong tử cung)
– Sinh non

Biến chứng cho trẻ sau sinh:
– Hạ đường huyết, suy hô hấp cấp, hạ canxi huyết, đa hồng cầu, tăng bilirubin máu
– Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi lớn

Điều trị ĐTĐTK ra sao?
Khi phát hiện mắc ĐTĐTK, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều chỉnh lượng đường trong máu bằng chế độ ăn (giảm chất ngọt, ăn cân đối bốn thành phần đạm, béo, bột, rau) và theo dõi đường máu thường xuyên. Sau 2 tuần nếu không đạt kết quả, sẽ được bác sĩ tư vấn chuyển sang kiểm soát lượng đường trong máu bằng tiêm thuốc insulin.