TĂNG HUYẾT ÁP VÀ THAI KỲ

TĂNG HUYẾT ÁP VÀ THAI KỲ

>> Sẩy thai

phong kham Ngoc Lan

Tăng huyết áp (THA) và thai kỳ là tình trạng huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg (≥ 140/90 mmHg) xuất hiện trong lúc mang thai.

Nguồn: Bệnh viện Mỹ Đức

CÁC DẠNG THA THƯỜNG GẶP TRONG THAI KỲ?

Tiền sản giật: Tình trạng THA xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, có thể kèm xuất hiện đạm trong nước tiểu hoặc không, nhưng có những triệu chứng khác của tình trạng tiền sản giật. Tình trạng huyết áp thường sẽ trở lại bình thường trong vòng 12 tuần sau sinh.

Tăng huyết áp thai kỳ: Tình trạng THA xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, không kèm đạm trong nước tiểu cũng như các triệu chứng nặng của TSG và huyết áp thường sẽ về lại bình thường trong vòng 12 tuần sau sinh.

Tăng huyết áp mạn tính: Tình trạng THA đã có từ trước khi mang thai hoặc phát hiện ra từ lúc mang thai và kéo dài đến hơn 12 tuần sau sinh.

Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính: Tình trạng TSG xảy ra ở thai phụ đã có tình trạng THA mạn tính trước đó.

Những ai có nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ

Nhóm nguy cơ cao Nhóm nguy cơ trung bình

·         Tiền căn TSG, đặc biệt đã từng có kết cục xấu của thai kỳ

·         Đa thai

·         THA mạn tính

·         Tiểu đường, kể cả type 1 hoặc 2

·         Bệnh thận

·         Bệnh tự miễn

·         Con so

·         Béo phì

·         Gia đình có người bị TSG

·         Tiền căn bản thân: có kết cục thai kỳ xấu, lúc sinh bị suy dinh dưỡng

·         Khoảng cách lần mang thai này với lần mang thai trước xa hơn 10 năm

·         Mức sống thấp

·         Lớn hơn hoặc bằng 35 tuổi

LÀM SAO ĐỂ GIẢM NGUY CƠ BỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ?

  • Những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ THA trong thai kỳ nên khi thăm khám kiểm tra sức khỏe trước sinh để được hướng dẫn chế độ theo dõi và dự phòng THA khi mang thai.
  • Đi khám thai định kỳ và được đo huyết áp mỗi lần khám.
  • Xét nghiệm nước tiểu theo hẹn của bác sĩ.

TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ GÂY NHỮNG TÁC HẠI GÌ?

Nếu không được phát hiện và có chế độ điều chỉnh huyết áp tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Sinh non
  • Thai chậm tăng trưởng, sinh ra nhẹ cân
  • Nhau bong non
  • Sản giật (Co giật tại chỗ hoặc toàn thân)
  • Đột quỵ

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ sẽ đưa ra những phương án theo dõi và điều trị tùy thuộc tuổi thai cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ:

  • Nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ có thể chỉ cần tự theo dõi tại nhà
  • Nếu huyết áp tăng quá cao và/hoặc kèm theo những dấu hiệu nguy hiểm của THA có thể cần phải nhập viện.
  • Sử dụng đều đặn thuốc hạ áp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khám thai đúng lịch hẹn.

Tình trạng THA nhẹ trong thai kỳ thường ít gây ra biến chứng và thai phụ có thể sinh em bé khỏe mạnh nếu phát hiện sớm và theo dõi đúng cách.

CÁC DẤU HIỆU NÀO CẦN LƯU Ý?

Nên đi khám hoặc xin ý kiến của bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy thai máy ít hơn bình thường.
  • Gò tử cung, đau bụng.
  • Ra huyết âm đạo.
  • Có các triệu chứng của bệnh lý TSG như:
  • Nhức đầu
  • Hoa mắt, nhìn mờ
  • Đau vùng thượng vị (dưới mỏm ức) hay vùng dưới bờ sườn (P)

CHẾ ĐỘ ĂN, VẬN ĐỘNG CHO THAI PHỤ BỊ THA:

  • Hạn chế Natri có nhiều trong muối ăn, nước mắm, nước tương, đồ hộp,..
  • Hạn chế chất béo bão hoà có nhiều trong mỡ và nội tạng động vật, thịt đỏ, thực phẩm chiên xào,…
  • Hạn chế rượu bia, café.
  • Tăng cường bổ sung Kali, Canxi, Magne có nhiều trong ngũ cốc, đậu đỗ, sữa bổ sung canxi.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ trong rau xanh, cám gạo.
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin.
  • Đi bộ, tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày, 5-7 ngày/ tuần, nếu không có chống chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.